Penta Sports là team đầu tiên có được thắng lợi dễ dàng với tỉ số 16-8 trước Vega Squadron ở map Train. Mặt khác, Cloud9 cũng đã hủy diệt FlipSid3 Tatics ở map Mirage với tỉ số 16-3 để giành suất Challenger đầu tiên kể từ MLG Columbus 2016.
BIG vượt qua Team Liquid 16-10 ở trận đấu cuối cùng tại map Train. C9, Penta và BIG kết thúc cuối tuần vừa qua với hệ số 3-1.
Ở những trận đấu thuộc Nhánh Dưới, TyLoo là team thứ ba mất suất dự Krakow Major sau thất bại 11-16 của họ trước HellRaisers. HellRaisers sau đó cũng không thể vượt qua Immortals khi đụng độ tại map Overpass quyết định, tỉ số chung cuộc là 13-16.
TyLoo khép lại giải đấu với hệ số 1-2, HellRaisers là 2-3, trong khi Immortals hài lòng với kết quả 3-2.
Team Dignitas cũng có thành tích tương tự như HellRaisers. Họ giành chiến thắng trận đấu tranh vé “vớt” với Renegades với tỉ số 16-14 ở map Mirage, nhưng lại gục ngã trước Vega Squadron, đội vô địch CIS Minor, 16-5 tại map Inferno.
Kết quả cuối tuần vừa qua của Renegades là 1-3, con số này của Dignitas là 2-3 và Vega vượt lên với hệ số 3-2.
Trận đấu cuối cùng của vòng loại kết thúc với một kịch bản khiến nhiều người bất ngờ khi Liquid để thua 23-25 trước FlipSid3 ở map Mirage. Mặc dù những player tới từ Bắc Mỹ đã có sự trở lại mạnh mẽ trong suốt giai đoạn cuối, nhưng F3 vẫn là team giành được thắng lợi chung cuộc sau round đấu thứ 48 khi trận đấu phải bước sang lần bù giờ thứ ba.
Liquid đành phải hài lòng với hệ số 2-3, còn F3 giành suất cuối cùng tham dự Krakow Major nhờ kết quả 3-2.
BIG, Penta, IMT và Vega với năm chiến thắng đã giúp họ lần đầu tiên có vé tới chơi tại một kỳ Valve Major. Tuy nhiên, đây lại không phải lần đầu tiên C9 và F3 tới Valve Major với tư cách các team Challenger.
Ngay sau khi vòng loại khép lại, loạt đấu đầu tiên của vòng bảng Krakow Major sẽ khai màn vào ngày 16/7, được livestream trên sóng của PGL. Những cặp đấu này thuộc Ngày 1 Krakow Major đều được lựa chọn ngẫu nhiên dựa vào trạng thái Legend hay Challenger của 16 team tham dự.
Tất cả các team Legend cùng Challenger sẽ thi đấu theo định dạng Swiss Format ở giải đấu Krakow Major. Cụ thể hơn, định dạng này sẽ lựa chọn ngẫu nhiên ra những cặp đấu với hai team có kết quả tương tự nhau cho tới khi vòng bảng khép lại khi tìm ra các team có ba trận thắng hoặc ba thất bại.
PGL Krakow Major là một trong những giải đấu Counter-Strike: Global Offensivelớn nhất lịch sử, và không có bất cứ team nào chắc suất vượt qua vòng bảng định dạng Swiss Format.
None (Theo Dot Esports)
" alt=""/>[CS:GO] Krakow Major đã tìm ra 16 team góp mặt tại vòng bảngCó vẻ như cuộc chiến pháp lý giữa Apple và Samsung vẫn chưa có hồi kết. Samsung khẳng định sẽ từ chối trả khoản bồi thường 539 triệu USD như phán quyết của tòa án Mỹ đã đưa ra hồi cuối tháng 5.
Như đã đưa tin hôm 24/5, tòa án Mỹ đã quyết định đưa ra phán quyết có lợi cho Apple sau vụ kiện kéo dài tới hơn 7 năm cùng 3 phiên tái thẩm. Phán quyết yêu cầu Samsung phải trả số tiền khoảng 533 triệu USD cho 3 bằng sáng chế thiết kế vi phạm và khoảng 5,3 triệu USD cho hai đặc điểm thiết kế mà Samsung được cho đã đánh cắp trên chiếc iPhone của Apple.
Ban đầu, Apple muốn Samsung phải trả số tiền bồi thường lên tới 1 tỷ USD cho những thiệt hại về vi phạm bằng sáng chế. Tuy nhiên phía Samsung chỉ đưa ra con số tối đa là 28 triệu USD.
Theo trang Law360, Samsung đã yêu cầu tòa án tái thẩm lần thứ 4. Không chỉ từ chối trả tiền bồi thường cho Apple, Samsung thậm chí còn yêu cầu tòa án bồi thường khoản tiền 145 triệu USD cho những thiệt hại mà Samsung từng trả cho Apple vì bằng sáng chế màn hình cảm ứng.
Phiên tòa tái thẩm dự kiến diễn ra vào ngày 26/7 tới đây. Trước đó, tính tới ngày 21/6, Apple có quyền phản hồi kháng nghị của Samsung. Bản kiến nghị trên đã được các luật sư bảo vệ cho Samsung đệ trình lên tòa án hôm 7/6 vừa qua.
Apple lần đầu đâm đơn kiện Samsung vào năm 2012 với số tiền đòi bồi thường lên tới 1,02 tỷ USD. Một năm sau đó, Samsung thành công trong việc giảm số tiền phạt xuống chỉ còn 598,9 triệu USD. Tuy nhiên hãng vẫn đem vụ kiện lên tòa án tối cao để tìm hướng giải quyết thỏa đáng hơn.
" alt=""/>Samsung từ chối bồi thường 539 triệu USD cho Apple, quyết tái thẩm lần thứ 4Dự thảo Thông tư do Bộ Tài chính xây dựng quy định chi tiết mức chi cho một số nội dung, nhiệm vụ cụ thể ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng như: chi tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng kết, chuyên đề, hội thảo về công tác ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng; chi đoàn xác minh sự cố, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo đánh giá kết quả triển khai, các đoàn tham gia học tập kinh nghiệm trong nước về giám sát, điều phối, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng.
Chi tổ chức các hội thảo quốc tế tại Việt Nam thực hiện theo Thông tư 01/2010 quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Chi các đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm, tham gia hội thảo quốc tế tại nước ngoài giám sát, điều phối, ứng cứu sự cố, bảo đảm an toàn thông tin mạng thực hiện theo Thông tư số 102/2012 quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí.
Chi duy trì đường dây nóng của cơ quan điều phối quốc gia: chi các chi phí để duy trì đường dây nóng theo hợp đồng, hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ; chi hỗ trợ người được giao trực tiếp nhận thông tin từ đường dây nóng (tiếp nhận thông tin 24h/24h và 7 ngày/tuần): 1.300.000 đồng/người/tháng/một đường dây nóng.
" alt=""/>Bộ Tài chính đang lấy ý kiến về mức chi cho hoạt động bảo đảm an toàn thông tin mạng